
Triệu chứng khó thở có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh?
Khó thở khá phổ biến và có thể là một phần của cuộc sống hiện đại. Liệu rằng, triệu chứng khó thở có nguy hiểm không? Có biện pháp nào để phòng tránh không?
Khó thở trong khi say tàu xe, cảm cúm, dị ứng phấn hoa hay lo lắng trước một sự kiện quan trọng là triệu chứng bình thường do đường hô hấp bị tắc. Tuy nhiên, sẽ trở thành nghiêm trọng khi khó thở kéo dài, kèm theo một số triệu chứng bất thường khác.
Những vấn đề đơn giản như say tàu xe, cảm cúm, tập luyện thể thao quá sức hay đơn giản là lo lắng trước một sự kiện quan trọng cũng sẽ gây khó thở. Đây là một triệu chứng vô hại hoặc không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu như cảm giác khó thở vẫn “bám lấy” bạn sau một thời gian thì cần phải xem xét. Hơn nữa, bạn nhận thấy những triệu chứng bất thường khác như thở hổn hển, ho, đau tức ngực, da xanh tái, nhịp tim thay đổi. Thì có lẽ một điều nguy hiểm nào đó sắp xảy ra với bạn.
Triệu chứng khó thở có nguy hiểm không?
Đôi khi, khó thở nhẹ có thể là bình thường và không phải là nguyên nhân gây lo ngại. Khó thở khi say tàu xe, sợ độ cao, cảm cúm, ngạt mũi, dị ứng là những ví dụ điển hình. Hay tập thể dục quá độ, đặc biệt là khi bạn không tập thể dục thường xuyên là một ví dụ khác.
Ngược lại, nếu bạn thấy nhịp tim nhanh, thở hổn hển, thở khò khè, xương sườn co rút,… đó là dấu hiệu khó thở nghiêm trọng. Triệu chứng này xuất hiện do sự “đói không khí” của phổi hoặc tim. Người bị khó thở nghiêm trọng phải sử dụng cơ cổ và ngực để hít thở.
Khó thở tức ngực luôn có sự kết nối với nhau, ngoài ra khó thở nghiêm trọng có thể kết nối đến các triệu chứng khác như đau khi hít vào (viêm màng phổi), lo lắng, chóng mặt, ngất, ho, thở khò khè, đờm máu, đau cổ và chấn thương ngực.
Nếu bạn đang thấy khó thở, hãy giữ bình tĩnh, cố gắng thư giãn cơ bắp và tìm hiểu nguyên nhân. Có thể, bạn chỉ đang gặp vấn đề về đường hô hấp dẫn đến phổi, bao gồm tắc nghẽn các đường dẫn không khí trong mũi, miệng hoặc cổ họng, hoặc có thể bạn đang nghẹt thở những thứ bị mắc kẹt trong đường thở.
Nếu tình trạng khó thở của bạn tiếp tục xấu đi, phải đến ngay đến phòng khám bởi có thể bạn đã mắc một hay một số bệnh lý liên quan đến phổi, tim và dạ dày,..
Làm thế nào để phòng tránh?
Tránh các nguyên nhân của các vấn đề về hô hấp bằng cách đưa những điều sau vào cuộc sống:
– Sử dụng thực phẩm lành mạnh.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây và tránh các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ động vật mà có thể thay thế bằng dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng,… Bởi Cholesterol trong mỡ động vật là thủ phạm chính của những vẫn đề về tim mạch.
– Lối sống năng động
Lười vận động khiến các cơ quan bị trì trệ nên không khí và máu khó lưu thông gây ra khó thở. Duy trì thói quen tập thể dục, vận động hàng ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa được các cơn tức ngực khó thở, đồng thời giảm tối đa mắc phải nhiều căn bệnh khác.
– Nghỉ ngơi thư giãn hợp lý
Cuộc sống áp lực, căng thẳng là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị khó thở. Sắp xếp công việc hợp lý kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn để giảm sự căng thẳng, stress.
– Bỏ thuốc lá
Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và phổi và ung thư – những nguyên nhân gây nên khó thở.
– Tránh tiếp xúc với chất gây ô nhiễm, tránh hít thở chất gây dị ứng và chất độc môi trường.
– Giảm cân nếu bạn thừa cân, hoặc ít nhất không tăng thêm cân.
– Nếu bạn có bệnh lý, hãy điều trị.
– Lên một kế hoạch hành động nếu triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Triệu chứng khó thở sẽ gây nguy hiểm nếu nó là biểu hiện cho các bệnh về tim mạch, phổi, phế quản, dạ dày hay nhưng vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh, tránh xa những chất có hại. Để chống lại khó thở cũng như làm khả năng mắc bệnh.