Sức Khỏe

Người bị bệnh Gout nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh Gout là là một dạng viêm khớp, kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat (monosodium urat) ở một số tổ chức, cơ quan. Nguyên nhân chính của căn bệnh này là thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lý của người bệnh. Bệnh Gout thường xảy ra ở nam giới có độ tuổi từ 40-50 tuổi, chiếm 95% và những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, nghiện cà phê, người đã từng có người thân bị bệnh gout,… Ở nữ thì thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh. Vậy khi bị bệnh này, người bệnh nên ăn gì và nên kiêng gì?

Thực phẩm nên ăn khi bị Gout

– Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai,…) có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút.

– Các loại thực phẩm chứa ít purin như ngũ cốc, bơ, hoa quả,… đặc biệt là trứng, sữa được khuyến khích sử dụng vì không chứa purin.

– Thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, cà chua, củ sắn,… giúp làm chậm quá trình hấp thụ đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

Người bị bệnh Gout nên ăn gì và kiêng gì?

-Uống 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng việc uống nước rất là quan trọng, đặc biệt là đối với người bị bệnh Gout. Nhưng tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối, để không bị đi tiểu đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Nước khoáng không ga có độ kiềm cao cũng là sự lựa chọn không tôi khi nó giúp đào thải acid uric và hạn chế sự kết tủa urat lại tại ống thận, làm giảm nguy cơ gây sỏi thận.

Thực phẩm nên kiêng

Ngoài những thực phẩm nên ăn nhiều ở trên kia thì khi bị bệnh Gout, bạn phải kiêng khem khá là nhiều.

– Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm chứa nhiều purin như hải sản, các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò,… ; Phủ tạng động vật như lưỡi, lòng, gan, thận, óc,…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là trứng vịt lộn.

– Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà vì sẽ làm tăng trưởng acid uric có trong cơ thể.

– Cắt giảm các khẩu phần đạm khác như đạm động vật (thịt lợn, thịt gà,..) và đạm động vật (các loại đậu hạt nói chung).

– Giảm các thực vật giàu chất béo no như: mỡ, da động vật thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như mì tôm, thức ăn nhanh.

– Tuyệt đối không được uống bất kỳ một loại đồ uống chứa cồn nào như: rượu, bia, cơm rượu, nếp than,… Hạn chế uống những đồ uống có ga, đồ uống ngọt nhiều đường vì sẽ tăng nguy cơ gây béo phì, một trong những yếu tố gây bệnh nặng của bệnh Gout.

Người bị bệnh Gout nên ăn gì và kiêng gì?

– Giảm các đồ uống chứa nhiều vitamin C như nước cam, nước chanh,… vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ gây sỏi thận.

– Tránh các loại thực phẩm làm từ bộ nở. Nếu thực phẩm nào chứa loại bột nở dùng để làm các đồ nướng đều có hàm lượng purin cao. Bánh mì, bánh bao, bánh nướng,… chính là những loại thực phẩm đáng lo ngại.

Gợi ý thực đơn mẫu cho bệnh nhân bị Gout

Với người bị Gout cấp tính:

– Tổng năng lượng đưa vào: 1.600 kcal/ngày, cho người nặng 50 kg.

– Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40 g = 160 kcal.

– Đường bột: 75% tổng năng lượng = 300 g = 1.200 kcal.

– Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal.

– Rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua – như cà muối).

Thực đơn cho bệnh nhân gout mạn tính: như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1 g/kg cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100 g/ngày.

Bệnh Gout cần ăn kiêng khem rất nhiều nên người bệnh phải chú ý, Người bệnh nên bổ sung đầy đủ nước, ăn nhiều rau quả và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời.

0/5 (0 Reviews)
Back to top button