Sức KhỏeSức Khỏe Dinh Dưỡng

Chế độ ăn uống khoa học cho người huyết áp thấp

Đối với người huyết áp thấp, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều vô cùng quan trọng. Tìm hiểu về những thực phẩm mà người thường bị tụt huyết áp nên ăn và nên kiêng qua bài viết sau đây.

1. Thực phẩm mà người huyết áp thấp nên ăn

Thực phẩm giàu sắt, vitamin B12, acid folic

Thiếu máu là nguyên nhân phổ biến làm giảm chất lượng và khối lượng máu tuần hoàn dẫn đến tụt huyết áp đột ngột, bởi vậy việc bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu sắt, vitamin B12, acid folic – những tiền tố tạo máu cần thiết sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng này.

  • Thực phẩm giàu sắt: Thịt nạc, thịt gia cầm, thịt bò, trứng gà, cá biển, hải sản, cải xoăn, đậu đỗ, rau bina, trái cây sấy khô…
  • Thực phẩm giàu vitamin B12: Ngũ cốc nguyên hạt, sữa tươi, phomat, ngao, cá hồi, cá ngừ, nấm, bơ…
  • Thực phẩm giàu acid folic: Măng tây, trái cây có múi, củ cải đường, gan, các loại đậu…

Hải sản

Các loại hải sản biển như cá thu, cá bơn, ốc, ngao, sò,… cũng là nguồn natri tốt giúp duy trì cân bằng nước để tăng áp lực máu trong thành động mạch. Ngoài ra, chúng còn có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu protein, chất béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe.

Rau củ, quả tươi

Với hàm lượng nước, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao, rau củ quả giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe để đối phó hiệu quả với tình trạng mệt mỏi do tụt huyết áp. Đặc biệt, các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi, dưa hấu, xoài, kiwi, đu đủ, bắp cải,… giúp tăng hấp thu sắt, bởi vậy nên bổ sung vào mỗi bữa ăn.

Muối ăn

Muối được xem như thực phẩm cấm kỵ, cần hạn chế tối đa với những người mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh thận. Tuy nhiên, trong muối chứa natri có khả năng giữ nước trong lòng mạch, từ đó giúp nâng huyết áp, bởi vậy các chuyên gia khuyên người bệnh huyết áp thấp hoặc thường xuyên bị tụt huyết nên ăn mặn hơn so với người bình thường, nhưng cũng cần giới hạn lượng muối không quá 10 – 15 g/ngày.

Uống một cốc nước pha muối khi bị tụt huyết áp cũng là giải pháp hiệu quả giúp bạn hồi phục nhanh chỉ số huyết áp.

Quả nho khô

Đây được coi là một bài thuốc thiên nhiên vô cùng hữu hiệu trong điều trị huyết áp thấp, có tác dụng duy trì huyết áp ở mức độ ổn định bằng cách hỗ trợ các chức năng của tuyến thượng thận.

Lấy 30 đến 40 quả nho khô ngâm trong một cốc nước và để chúng qua đêm, đến sáng hôm sau lấy nho ra ăn khi đói. Duy trì việc này đều đặn bạn sẽ nhận được kết quả tích cực sau một tháng.

Trà cam thảo

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Y khoa Anh, hoạt chất glycyrrhizic trong cam thảo có khả năng làm tăng nồng độ hormone aldosteron nội sinh, gây co mạch máu, tăng giữ muối và nước tại thận, nhờ đó nâng cao chỉ số huyết áp. Uống một ly trà cam thảo ấm vào mỗi sáng sẽ giúp bạn duy trì huyết áp ổn định.

Nước chanh tươi có đường

Một trong những phương pháp giúp cải thiện huyết áp thấp chính là sử dụng nước chanh đường. Khi bạn bị mất nước, chất chống oxy hoá có trong nước chanh đường sẽ hỗ trợ quá trình lưu thông máu được dễ dàng, giúp điều tiết huyết áp trở nên ổn định hơn. Cốc nước chanh đường sẽ hiệu quả hơn nữa khi bạn cho thêm một chút muối.

Đây là loại nước rất dễ uống, khi thấy có biểu hiện huyết áp sắp đi ra khỏi tầm kiểm soát của bạn thì hãy pha ngay một cốc để uống nhé!

Nước

Mất nước là một trong những nguyên nhân gây hạ huyết áp phổ biến, do vậy người bệnh tụt huyết áp nên bổ sung nước đầy đủ. Ít nhất nên uống khoảng 1.5 – 2 lít nước (tương đương 8 cốc nước) trong ngày. Có thể thay thế bằng các loại nước ép, sinh tố hoa quả như: Nước ép lựu, nước cam, nước ép củ dền,… bởi chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp ngăn hạ huyết áp rất tốt.

Chế độ ăn uống khoa học cho người huyết áp thấp

2. Thực phẩm mà người huyết áp thấp nên kiêng ăn

Đồ uống chứa nồng độ cồn cao:

Rượu, bia và các loại đồ uống chứa cồn khác có thể gây mất nước và giãn mạch máu, dẫn đến tụt huyết áp đột ngột, do vậy cần hạn chế sử dụng.

Thực phẩm chứa nhiều carbohydrate:

Tiêu thụ quá nhiều carbohydrate làm tăng nguy cơ bị tụt huyết áp, do vậy cần tránh ăn nhiều các thực phẩm như khoai tây, mì ống, bánh mì, gạo trắng,… trong cùng một bữa ăn.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa:

Các loại thực phẩm chế biến sẵn, mỡ động vật, đồ ăn nhanh,… chứa nhiều chất béo bão hòa khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, gây tụt huyết áp.

Sữa ong chúa:

Trong sữa ong chúa chứa rất nhiều insulin có thể gây giãn động mạch, hạ huyết áp nhanh chóng, do vậy người bệnh tụt huyết áp tuyệt đối không nên sử dụng.

Một số loại trái cây:

  • Cà chua: Nhất là cà chua xanh và đang còn sống, chúng chứa rất nhiều Lycopen có thể làm tụt huyết áp, gây tăng tần suất đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…
  • Cà rốt: Chứa nhiều muối succinic gây tăng nồng độ kali, tăng đào thải nước qua đường tiểu, làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể, hậu quả là tụt huyết áp.
  • Củ cải đường: Có tác dụng giãn mạch, tăng đào thải natri, lợi tiểu gây hạ huyết áp.
  • Dưa hấu: Chứa nhiều acid amin L – Citrulline/ L- Arginine có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp.

Chế độ ăn uống khoa học cho người huyết áp thấp

3. Một vài lưu ý trong chế độ ăn dành cho người thường bị tụt huyết áp?

Không nên nhịn đói hoặc bỏ bữa bởi như vậy lượng đường trong cơ thể sẽ bị giảm xuống. Dẫn đến việc bị tụt huyết áp. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tụt huyết áp phổ biến hiện nay.

Nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh tình trạng quá no hoặc quá đói. Khi ăn no, máu dồn nhiều đến ruột và dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, lúc này lượng máu tới các cơ quan khác cũng sẽ bị suy giảm, đặc biệt là não bộ, dễ dẫn tới chóng mặt choáng váng… Hiện tượng này còn gọi là hạ huyết áp sau ăn.

Thêm gia vị trong các món ăn: Hành, tỏi, gừng, tiêu, giấm, rượu vang,… có thể kích thích vị giác, giúp dạ dày tăng tiết dịch vị, thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn, đồng thời làm tăng cường lưu thông máu, tốt cho người bị hạ huyết áp.

0/5 (0 Reviews)
Back to top button