
Cách xử lý nhanh khi thấy có người bị tụt huyết áp
Bạn loay hoay, không biết làm gì khi người nhà, bạn bè, đồng nghiệp mình bị tụt huyết áp? Bài viết sau đây sẽ gợi ý một số cách xử trí nhanh khi bị thấy có người bị tụt huyết áp nếu gặp tình huống thực tế.
1. Dấu hiệu nhận biết một người nào đó bị tụt huyết áp?
Trên thực tế có rất nhiều triệu chứng bệnh na ná, giống nhau khiến bạn gặp khó khăn trong việc phán đoán người bệnh mắc bệnh gì. Biết được người bệnh gặp bệnh gì sẽ giúp bạn có phương pháp sơ cứu, xử lý phù hợp trong các trường hợp nguy cấp.
Đối với những người bị tụt huyết áp thì dấu hiệu nhận biết rõ nhất là khi một người đang bình thường bỗng nhiên họ hoa mắt, chóng mặt, da mặt và môi tái nhợt, vã mồ hôi lạnh, thở dốc, nói hụt hơi, buồn nôn, đứng không vững… Lúc này ngay lập tức bạn cần sơ cứu kịp thời để giúp người bệnh mau chóng thoát khỏi tình trạng trên, ổn định tinh thần và sức khỏe.
2. Khi gặp người bị tụt huyết áp, bạn xử lý như thế nào?
Nhiều người do thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến tình trạng không biết làm gì hoặc sơ cứu sai bệnh nhân tụt huyết áp khiến cho tình trạng sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là các bước tiến hành sơ cứu bạn cần “thuộc lòng” để ứng phó kịp thời trong các tình huống khẩn cấp.
Bước 1: Đặt người bệnh đúng tư thế
Khi gặp một người bị tụt huyết áp, bạn hãy nhanh chóng tìm một chỗ thật thông thoáng. Di chuyển nhanh bệnh nhân đến đó để cho họ ngồi nghỉ hoặc đặt bệnh nhân lên giường nằm nghỉ. Lưu ý, nên để đầu hơi thấp, hai chân nâng cao lên. Nếu có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp).
Bước 2: Tiến hành sơ cứu
Sau khi cho bệnh nhân nằm nghỉ, nhanh chóng cho uống hai cốc nước lọc. Việc này nhằm giúp cho việc điều hòa huyết áp được tốt hơn.
Nếu tốt hơn bạn có thể cho người bệnh uống trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, bột tam thất, rau cần tây, nước nho…Những đồ uống này làm giảm nhẹ tình trạng tụt huyết áp.
Bước 3: Cho người bệnh uống thuốc tăng huyết áp
Sau khi sơ cứu nếu như thấy kết quả tốt thì để nạn nhân nằm nghỉ như thế. Nếu không hãy tiếp tục cho nạn nhân sử dụng thuốc tăng huyết áp. Một số loại thuốc hỗ trợ bệnh phổ biến trên thị trường như: Heptamyl, coramin…
Theo khảo sát gần đây của Đại học Harvard, sôcôla chứa nhiều flavon giúp bảo vệ thành mạch máu vì vậy sôcôla được mệnh danh là vị thuốc cấp cứu bỏ túi cho những người bị tụt huyết áp. Bạn có thể cho người bệnh ăn 1 thanh socola nhỏ để họ mau chóng tỉnh táo.
Bước 4: Thực hiện một số động tác bấm huyệt
Day huyệt thái dương: Khi xuất hiện dấu hiệu huyết áp thấp hãy dùng hai ngón tay day vào huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt). Lưu ý: Đặt phần tay mềm của ngón vào đúng huyệt, cần day đi day lại với mức độ mạnh dần. Thực hiện động tác này từ 20 – 50 lần.
Day huyệt phong trì: Huyệt phong trì nằm ở đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, bốn ngón còn lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì 10 lần.
Vuốt trán: Dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang hai bên đến cuối huyệt thái dương. Lặp đi lặp lại động tác này 30 lần.
3. Một vài lưu ý quan trọng dành cho bệnh nhân và người sơ cứu
Đối với người sơ cứu:
Trong trường hợp nếu thực hiện các phương pháp trên không thấy đỡ thì bạn cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Tránh tình trạng tự điều trị tại nhà. Điều đó sẽ càng làm cho bệnh nặng thêm, gây nên nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Bệnh nhân bị tụt huyết áp nếu không được đưa đến viện khám chữa thì hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan như não, tim, thận sẽ gây tổn thương các cơ quan này, có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não,… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với người bệnh:
Khi cơ thể đã trở về trạng thái ổn định, bình thường, để phòng ngừa huyết áp thấp người bệnh cần tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống như sau:
- Ăn thành nhiều bữa, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Uống nhiều nước, hạn chế uống rượu, bia và các chất kích thích.
- Hạn chế chất đường bột và ăn mặn hơn người bình thường (khoảng 10-15g muối/ngày).
- Không bỏ bữa vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ đường huyết.
- Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng.
- Tập thể dục thường xuyên, vừa sức như đi bộ, thể dục dưỡng sinh…
Kết luận: Cách sơ cứu người bệnh bị tụt huyết áp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu bạn có người thân hay bạn bè bị thường xuyên gặp vấn đề này thì đừng quên học cách sơ cứu, xử lý nhanh chóng mà bài viết trên đây cung cấp nhé!