
8 tác hại của việc ăn quá nhiều đường ít ai biết đến
Mục Lục
Bệnh tiểu đường là một trong những tác hại của việc ăn quá nhiều đường thường gặp nhất. Tuy nhiên ngoài tiểu đường thì chúng ta còn mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nếu cơ thể dung nạp quá nhiều lượng đường. Sau đây là những tác hại của đường đối với cơ thể và cách sử dụng đường đúng cách.
Nào hãy cùng chúng tôi tham khảo những tác hại của việc ăn quá nhiều đường và cách sử dụng đường đúng cách:
Tác hại của việc ăn quá nhiều đường
Đường gây tăng glucoza trong máu, suy nhược và mệt mỏi
Lượng đường trong máu không ổn định sẽ dẫn tới mệt mỏi, đau đầu và thèm ăn đường nhiều hơn. Và nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm khi bạn lạm dụng đường quá mức.
Đường làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim
Nghiên cứu cho thấy, càng ăn nhiều các loại thức ăn có hàm lượng glycemic cao (tác động nhanh chóng đến lượng đường trong máu). Trong đó có thức ăn chứa đường thì nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim sẽ càng cao và có thể liên quan đến nhiều loại ung thư.
Đường làm lão hóa da nhanh
Đường còn có thể làm phá vỡ collagen trong da. Làm da xấu đi, gây nổi mụn. Đường cao cũng khiến cho insulin phải hoạt động liên tục, từ đó kích thích nội tiết tạo dầu trên da. Da dầu dẫn tới tình trặng bí lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn.
Nghiên cứu cho thấy cứ 1 millimole đường trong 1 lít máu tăng lên sẽ khiến da bạn bị lão hóa nhanh hơn. Một phần lượng đường bạn hấp thụ sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hoá, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá.
Ảnh hưởng chức năng của não bộ và gây nghiện
Ăn quá nhiều đường cũng gây ảnh hưởng xấu tới não, dễ suy giảm trí nhớ, hay đau đầu, mất tập trung.
Ăn nhiều đường dễ gây thiếu chất crôm
Nếu bạn ăn quá nhiều đường và các loại thực phẩm giàu hydratcacbon đã qua tinh chế, cơ thể bạn dễ có dấu hiệu thiếu chất khoáng crôm(một trong những chức năng chính của nó là giúp điều hoà lượng đường trong máu).
Đường gây sâu răng ở trẻ em và người lớn
Khi đường bám vào răng, khả năng gây sâu răng của nó cao hơn tất cả các loại thức ăn khác. Và khi việc sâu răng cứ nhiễm trùng lặp đi lặp lại như nhiễm trùng lợi sẽ dẫn đến nguy cơ của bệnh động mạch vành
Đường ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng
Ở những người ăn nhiều đường, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốt pho, magiê và sắt.
Đường gây stress
Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hormone gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên học cách kiềm chế trước các món ăn ngọt ngào đó.
Cách sử dụng đường đúng cách
Đường là loại gia vị, thưc phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Vẫn biết, nếu lạm dùng đường quá mức cho phép sẽ gây hại đến sức khỏe cho con người nhưng không thể không dùng loại thực phẩm này. Vì vậy, chúng ta cần cần biết cách sử dụng đường hợp lý, để điều chỉnh lượng đường dung nạp vào cơ thể nhằm đảm bảo sức khỏe.
+ Đường vẫn nên ăn nhưng ăn ít, ăn có liều lượng, không thường xuyên và chọn loại đường tự nhiên có trong rau củ quả để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
+ Đối với một người trưởng thành lượng đường nên ăn ít hơn 6 thìa/ngày. Còn trẻ em nên 2 thìa / ngày. Đây là liều lượng đã được tổ chức Y tế Thế giới nghiên cứu nhằm bảo vệ sức khỏe con người, áp dụng với các thực phẩn chứa chất tạo ngọt nhân tạo như nước ngọt, soda, bánh kẹo, … Riêng với đường tự nhiên có trong rau củ quả thì có thể sử dụng bình thường, không cần lo lắng.
+ Sử dụng đường ăn kiêng cũng là một biện pháp tốt, vì độ ngọt như đường thông thường nhưng lượng calorie thấp hơn 8 lần, không gây béo bụng, mụn nhọt.
+ Trong chế biến món ăn, bạn cần biết cách sử dụng đường để không bị biến chất và món ăn được ngon miệng.
Món ăn có đường nên đun với lửa nhỏ, canh để không bị cháy khét.
Với các món kho điển hình như thịt kho tàu thì phải ướp đường vào thực phẩm cho thấm, cần thắng đường với nước sôi trước khi kho.
Với món canh thì chờ nước vừa sôi, khi món ăn sắp chín thì nêm đường chứ không nên nêm trước đó.
Sau khi có những hiểu biết nhất định về hàm lượng đường như thế nào là cần thiết cho cơ thể. Trong bữa ăn hay chế biến thực phẩm, bạn có thể điều chỉnh liều lượng và chọn loại đường tự nhiên tốt cho sức khỏe của mình và đại gia đình.