
10 Lời khuyên giúp phòng tránh bệnh Gout ở người cao tuổi
Do nhiều chức năng của cơ thể và sức đề kháng suy yếu, nên người cao tuổi rất dễ mắc bệnh Gout. Có 60% người cao tuổi bị mắc bệnh Gout ở Việt Nam, cho thấy sự phổ biến của căn bệnh này. Lý do căn bệnh này thường xảy ra ở người cao tuổi vì ở độ tuổi này, các rối loạn chuyển hóa thường trở nên rõ ràng, thường xuyên hơn.
Bệnh Gout là một loại bệnh viêm khớp, thường xuất hiện ở nam giới và người cao tuổi. Phần lớn là do người bệnh có chế độ sinh hoạt không hợp lý. Còn đối với người cao tuổi thì là do ở độ tuổi này, cơ thể bắt đầu suy yếu kéo theo hàng loạt rối loạn chuyển hóa gây ra các bệnh như đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, béo phì,… làm bệnh Gout thêm phần nặng hơn. Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa Purin làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp gây viêm khớp. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh Gout ở người cao tuổi?
1. Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh
Vào mùa lạnh, người cao tuổi cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là các vị trí khớp. Giúp các khớp đỡ bị đau, lạnh vào mùa đông. Cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể của người già vào mùa lạnh dùng điều hòa có cả chế độ lạnh và nóng dễ điều chỉnh, sử dụng chăn điện chống lạnh, dùng quạt sưởi trong phòng ngủ. Người già nên mang dép trong nhà để giữ ấm cho đôi chân.
2. Có chế độ sinh hoạt khoa học
Người cao tuổi luôn cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý với việc ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc. Sinh hoạt không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh ở xương khớp, bệnh Gout.
3. Những người có vấn đề về thận nên quan tâm và phòng ngừa Gout từ sớm
Những người bị các bệnh về thận cần quan tâm và phòng ngừa Gout từ sớm vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, khớp xương. Không nên chủ quan khi bị mắc bệnh về thận, vì đôi lúc bệnh thận cũng có thể sẽ nhầm lẫn với Gout nên phải sớm được chữa trị.
4. Tập thể dục
Nguyên nhân chính gây ra bệnh Gout ở người cao tuổi là lười vận động khiến các khớp không được hoạt động thường xuyên dẫn đến đau. Tập thể dục đúng cách và vừa sức là liều thuốc giúp ngăn chặc các cơn đau khớp. Người cao tuổi có thể đi bộ, chạy xe đạp, tập dưỡng sinh,… rất tốt cho sức khỏe.
3. Thoa dầu vào những chỗ đau, nhức
Ở độ tuổi cao, các khớp trong cơ thể thường sẽ bị đau nhức nhiều và thường xảy ra khi người cao tuổi mới ngủ dậy. Họ cảm thấy đau nhức ở các khớp tay, chân và cổ. Khi này, người cao tuổi nên dùng dầu nóng và thoa vào những chỗ đau nhức.
4. Uống nhiều nước
Nước rất là quan trọng với cơ thể con người vì 70% cơ thể là nước. Người cao tuổi càng nên uống nhiều nước, có thể uống các loại nước khoáng chứa nhiều bicacbornate để tăng cường đào thải acid uric qua thận.
5. Hạn chế uống nhiều bia rượu, cafe
Người cao tuổi nên hạn chế nhiều loại đồ uống có cồn như bia, rượu,… và cả những loại đồ uống chứa nhiều caffein gây loãng xương, mắc các bệnh về xương khớp. Cồn và caffein là kể thù của xương khớp và thận đấy.
6. Ăn uống hợp lý
Người cao tuổi cần phải có chế độ ăn vừa phải, hợp lý và đầy đủ chất chất dinh dưỡng. Nên bổ sung các thực phẩm giàu axit béo omega-3, các loại rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin C, bổ sung canxi và vitamin D. Nhưng hãy giữ ở mức vừa phải, tránh gây bệnh béo phì cho người cao tuổi vì béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh Gout.
5. Tránh căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh Gout ở người cao tuổi. Vì thế, người cao tuổi nên cố gắng giữ tinh thần được thoải mái, tránh gây căng thẳng, lo âu quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
10. Khi có dấu hiệu bị bệnh, phải đến khám bác sĩ
Người cao tuổi khi cảm thấy bị đau dữ dội ở phần xương khớp ở các vị trị như bàn chân, cổ chân, bàn tay,… kèm theo là bị sưng, đỏ thì nên đến các bệnh viện lớn và khám đề có thể được điều trị sớm.
Bệnh Gout cũng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về khớp khác, nên người cao tuổi cũng nên để ý. Bệnh Gout sẽ bớt nguy hiểm hơn nếu như chúng ta phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, nhưng cũng sẽ rất nguy hiểm nếu chủ quan. Vì thế, đừng chủ quan vì bệnh Gout này nhé.